Chú thích Túc Thân vương

  1. Đích xuất là con cái do Chính thất sinh ra, trái ngược với Thứ xuất do Trắt thất hay thứ thiếp sinh ra.
  2. Sau khi Đa Nhĩ Cổn đoạt được Chính Lam kỳ đã đem Chính Lam kỳ đổi chỗ với Tương Bạch kỳ của Đa Ni, bản thân Đa Nhĩ Cổn trở thành Kỳ chủ của hai Bạch kỳ, Đa Ni là Kỳ chủ của Chính Lam kỳ. Vì vậy Tương Bạch kỳ chính là Chính Lam kỳ ban đầu của Hào Cách
  3. Nơi nhà Thanh cúng tế thánh thần.
  4. Sân khấu biểu diễn
  5. 1 2 Lệ đời nhà Minh, con trưởng tập nguyên tước của cha, các con sẽ tập tước giảm đi một bậc; tức nếu Thân vương có 10 con trai, thì con cả sẽ tiếp tục làm Thân vương mà 9 người con khác đều là Quận vương. Nhà Thanh không theo cách này, chế định "Thế tập đệ giáng" chính là chỉ đem một người thừa tập tước của cha, mà tước đó lại còn bị giáng qua các đời. Còn những người con khác, đều phải qua bài thi khảo hạch để mưu cầu được tước vị, nhưng họ chỉ có thể được thụ phong "Bất nhập Bát phân" tước vị hữu hạn, mà không thể cầu hàng "Nhập Bát phân" vô hạn. Đây được gọi là Khảo phong (考封). Xem thêm: Chế độ Khảo phong
  6. Chức Tá lĩnh được truyền thừa qua các đời sau.